CƠ CHẾ ĐẺ NGÔI CHỎM KIỂU THẾ CHỎM CHẨM TRÁI TRƯỚC
Đối với tất cả các ngôi thai, cơ chế đẻ đều phải qua 3 giai đoạn: đẻ đầu, đẻ vai và đẻ mông. Đẻ đầu vẫn là phần khó khăn nhất, vì đầu là phần to và cứng hơn cả, ít có khả năng thu nhỏ đường kính lại so với vai và mông thai nhi.
Khi thai nhi đi từ buồng tử cung ra ngoài, sẽ chịu sự tác động của khung xương chậu, trong đó khung xương chậu lớn chỉ có tác dụng hướng cho thai nhi lọt vào tiểu khung. Khung xương chậu bé có tầm quan trọng lớn trong cơ chế đẻ, vì tất cả các phần của thai nhi đều phải qua các phần của khung xương chậu bé, đó là eo trên, lòng tiểu khung và eo dưới của khung chậu.
Trong cơ chế đẻ, đầu, vai và mông của thai nhi đều phải qua 4 thì: lọt, xuống, quay và sổ. Trên lâm sàng khó phân biệt 4 thì riêng biệt, người ta thường thấy lọt đồng thời với xuống, quay và sổ xảy ra cùng một lúc.
Lọt: khi đường kính lớn của ngôi trùng với mặt phẳng eo trên.
Xuống: khi đường kính lớn của ngôi đi từ mặt phẳng eo trên đến mặt phẳng eo dưới.
Quay: điểm mốc của ngôi sẽ quay ra khớp mu (đa số) hoặc quay ra xương cùng.
Sổ: ngôi thai ra khỏi mặt phẳng eo dưới.
1. ĐẺ ĐẦU
1.1. Thì lọt: Trước khi chuyển dạ, đầu thai nhi thường còn cao và di động dễ, thường chưa cúi tốt, đường kính chẩm – trán (11 cm) trình diện trước eo trên (song song với mặt phẳng eo trên). Trong thì lọt, có 2 hiện tượng: chuẩn bị lọt và lọt chính thức.
1.1.1. Chuẩn bị lọt
Để chuẩn bị lọt, đầu thai nhi phải giảm các kích thước và lựa theo đường kính to nhất của eo trên.
- Đầu giảm kích thước bằng cách cúi hơn:
Trước khi lọt, đầu thai nhi ở thế không ngửa, nhưng cũng chưa cúi hẳn, đường kính chính thức lúc đó là chẩm – trán (11 cm). Thế đó không vững nên khi có cơn co tử cung đầu sẽ cúi dần để có đường kính hạ – chẩm – trán (10,5 cm) rồi cúi thật tốt, đường kính sẽ là hạ – chẩm – thóp trước (9,5 cm). - Lựa theo đường kính to của eo trên:
Khi ngôi chưa cúi, còn lỏng, đầu hướng theo đường kính ngang, dưới tác dụng của cơn co tử cung, đầu xuống thấp hơn, cúi hơn và đồng thời quay để cho xương chẩm tới gần gai chậu lược, nghĩa là đầu trước của đường kính chéo trái (12 cm).
1.1.2. Lọt chính thức
Đường kính hạ chẩm – thóp trước và 2 bướu đỉnh qua diện eo trên.
Phần thấp nhất của ngôi thai đã đi tới mặt phẳng song song thứ ba của Hodge, nghĩa là ngang mức gai hông. Như vậy, thực ra là đã thấp hơn lý thuyết, thai đã xuống một phần và phần còn lại là khoảng cách giữa mặt phẳng thứ ba và thứ tư của Hodge thì không quá 3-4 cm. Khi đã lọt, về lâm sàng khám có thể thấy:
- Hai bướu đỉnh đã nằm trong âm đạo.
- Dấu hiệu Farabeuf: hai ngón tay đưa vào âm đạo sát bờ dưới khớp mu, không đi tới được mặt trước xương cùng.
- Dấu hiệu Piszbacsek: ấn ngón tay cái vào môi lớn đã chạm vào đầu thai nhi.
Các dấu hiệu trên chỉ chính xác khi không có bướu huyết thanh.
Có hai kiểu lọt:
- Lọt đối xứng: khi hai bướu đỉnh cùng xuống song song.
- Lọt không đối xứng: một bướu xuống trước, bướu kia xuống sau.
Lọt không đối xứng kiểu trước:
Bướu đỉnh trước lọt trước qua mặt sau xương vệ, rồi bướu đỉnh sau lọt theo sau.
Lọt không đối xứng kiểu sau:
Bướu đỉnh sau lọt vào hố cùng – chậu trước, rồi bướu đỉnh trước lọt theo sau.
Động tác nhô tiến nghĩa là mỏm nhô tiến ra phía trước làm cho hố cùng – chậu rộng ra, nên bướu đỉnh sau lọt được dễ dàng. Trường hợp xương cùng phẳng sẽ cản trở bướu đỉnh sau không lọt được.
1.2. Thì xuống:
Là giai đoạn di chuyển của ngôi thai từ mặt phẳng eo trên đến mặt phẳng eo dưới, nghĩa là đường kính lớn nhất hay mặt phẳng lớn nhất của ngôi đi từ diện song song thứ nhất đến mặt phẳng song song thứ hai của Hodge.
Khi xuống thấp, đầu thai nhi chạm vào tầng sinh môn, nghĩa là mặt phẳng thứ tư của Hodge và làm tầng sinh môn phồng to.
Trong thực tế, ngôi thai xuống là một quá trình từ từ, xảy ra song song với sự xoá mở cổ tử cung và cùng với hiện tượng lọt, vì thế trong lâm sàng chúng ta sẽ thấy thì khi hai quá trình lọt và xuống trùng với nhau và không phân biệt được quá trình nào xảy ra trước.
Thường ngôi lọt theo đường kính nào thì sẽ xuống theo đường kính đó trong lòng tiểu khung.
1.3. Thì quay:
Sau khi lọt và xuống theo đường kính chéo trái của eo trên và lòng tiểu khung, đầu sẽ phải quay.
Với kiểu thế trước, đầu sẽ phải quay 45° từ trái sang phải để cho chẩm ở dưới khớp vệ và đường kính hạ – chẩm – thóp trước trùng với đường kính hữu dụng trước sau của eo dưới.
Đôi khi đầu xuống và quay cùng một lúc, trong khi xuống thì quay, và như vậy khi xuống tới hoành chậu thì hiện tượng quay cũng vừa thực hiện xong.
Tại sao trước khi sổ, đầu lại cúi và quay?
Đó là kết quả, một mặt của những cơn co tử cung và thành bụng đẩy mạnh ngôi xuống, và mặt khác, phản ứng của ngôi, làm cho ngôi đã cúi rồi lại phải cúi hơn và quay theo kẽ hở giữa hai cơ nâng hậu môn.
1.4. Thì sổ:
Sau khi quay xong, đầu thai nhi vẫn cúi và thân thai nhi ưỡn ngửa hết mức, cột sống cong hẳn ra phía trước.
1.4.1. Chuẩn bị sổ
Đầu thai nhi tiếp tục cúi hơn nữa do áp lực của cơn co tử cung và cơn co thành bụng, cùng với sức cản của đáy chậu. Đầu cúi để cho chỏm, một phần xương đỉnh thoát ra khỏi diện eo dưới. Khi bờ dưới xương chẩm (hạ chẩm) tỳ vào bờ dưới khớp vệ thì đầu không cúi nữa và bước sang thì thứ hai, thì sổ chính thức.
1.4.2. Sổ chính thức
Đầu thai nhi ngửa dần lên, đáy chậu bị phần trán, mặt đè vào làm cho phồng to lên và dãn ra.
Hạ chẩm của đầu thai nhi tỳ vào bờ dưới khớp vệ và dưới áp lực của cơn co tử cung, đầu sẽ ngửa dần để các đường kính hạ chẩm-thóp trước, hạ chẩm-trán, hạ chẩm-cằm tuần tự sổ ra ngoài.
Khi cằm thoát ra khỏi âm hộ là hết thời kỳ đẻ đầu.
Sau khi sổ xong, đầu thai nhi quay 45° từ phải sang trái để trở lại vị trí cũ, chẩm ở vị trí trái trước.
2.1.1. Chuẩn bị lọt
Để chuẩn bị lọt, vai phải thu hẹp lại và chọn đường kính to nhất của eo trên.
Vai thu hẹp bằng cách so hai vai lại để đường kính lưỡng mỏm vai từ 12 cm còn lại 9,5 cm.
Chọn đường kính to của eo trên: vì chẩm lọt theo đường kính chéo trái của eo trên, nên hai vai sẽ lựa theo đường kính chéo phải của eo trên, mỏm vai trước (mỏm phải) sẽ ở gần gai chậu lược phải.
2.1.2. Lọt chính thức
Đường kính lưỡng mỏm vai đi qua mặt phẳng eo trên theo đường kính chéo phải.
Cũng như đối với đầu, vai có hai kiểu lọt:
- Lọt đối xứng: hai vai cùng song song qua diện của eo trên.
- Lọt không đối xứng: từng vai qua diện của eo trên. Trên lâm sàng, thường là lọt không đối xứng.
2.2. Thì xuống
Vai trên từ mặt phẳng eo trên xuống mặt phẳng eo dưới theo đường kính chéo phải.
2.3. Thì quay
Vai bắt đầu quay khi chạm vào hoành chậu. Vai chỉ quay 45° để cho đường kính lưỡng mỏm vai trùng với đường kính trước sau của eo dưới. Như vậy, khi vai quay, đầu sẽ quay tiếp 45° nữa, tổng cộng là 90°. Do đó, khi vai quay xong, đầu sẽ nằm ngang (chẩm ở vị trí ngang).
2.4. Thì sổ vai
Dưới áp lực của cơn co tử cung và sức rặn của người mẹ, vai trước sẽ sổ ra trước. Khi vai trước sổ đến bờ dưới cơ delta thì dừng lại và cố định ở đó. Do độ cong của ống đẻ, sự thay đổi của đáy chậu và âm hộ, áp lực của cơn co tử cung và thành bụng sẽ đẩy vai sau sổ ra ngoài. Mỏm vai trước quay quanh bờ dưới khớp vệ, điểm tỳ là bờ dưới cơ delta. Sau khi vai sau sổ xong, vai trước sẽ tiếp tục sổ.
3. Đẻ mông
Cơ chế đẻ mông giống hệt cơ chế đẻ vai, vì đường kính lớn của mông là đường kính lưỡng ụ đùi, đường kính này song song với đường kính lưỡng mỏm vai, nên các thì lọt, xuống, quay và sổ đều hoàn toàn giống nhau.
Trong thực tế, đẻ mông thường xảy ra rất nhanh và dễ dàng.
CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC
Viêm phổi là gì và làm thế nào để ngăn ngừa nó?
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, gây viêm ở phổi và có thể gây nguy hiểm nếu không được điều [...]
Tiểu đường tuýp 2 là gì và làm thế nào để quản lý nó hiệu quả?
Tiểu đường tuýp 2 là tình trạng cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin, gây ra sự tăng đột ngột của đường trong [...]
Làm thế nào để nhận biết và điều trị bệnh tăng huyết áp?
Tăng huyết áp (huyết áp cao) là một tình trạng phổ biến nhưng thường không có triệu chứng rõ ràng, có thể dẫn đến các [...]
Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì và làm thế nào để quản lý triệu chứng?
Bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh tự miễn dịch, dẫn đến viêm mãn tính ở các khớp. Đau, sưng và cứng khớp, [...]
Triệu chứng của bệnh hen suyễn là gì và làm thế nào để kiểm soát bệnh?
Bệnh Hen suyễn là một bệnh lý mãn tính ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây ra khó thở và các triệu chứng khác.
Cách nào để phát hiện sớm bệnh ung thư?
Phát hiện sớm bệnh ung thư có thể giúp tăng cơ hội điều trị hiệu quả và sống sót, cần Các xét nghiệm định kỳ [...]
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là gì và làm thế nào để quản lý nó?
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa mãn tính, ảnh hưởng đến chức năng ruột mà không có tổn thương [...]
Làm thế nào để xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm?
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng xảy ra khi tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm khuẩn, virus hoặc hóa chất độc hại.
Có cần tiêm phòng cúm hàng năm không?
Tiêm phòng cúm hàng năm là một trong những biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe.
Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng acid dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra nhiều triệu chứng khó [...]
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tim mạch?
Bệnh tim mạch có thể được phòng ngừa thông qua các biện pháp sau: Chế độ ăn uống lành mạnh, Tập thể dục thường xuyên
Bệnh tiểu đường là gì và có những loại nào?
Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường) là một bệnh lý chuyển hóa mạn tính, đặc trưng bởi mức đường huyết cao. Bệnh xảy ra khi [...]
Nhiễm Độc Thai Nghén
Các triệu chứng này thường giảm hoặc biến mất sau khi sinh và được gọi là tình trạng nhiễm độc do thai nghén
Thai chết lưu trong tử cung
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây ra tình trạng này khó xác định. Thai chết lưu gây ra hai nguy cơ lớn cho người [...]
Vỡ Tử Cung
Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa, rất nguy hiểm cho thai và cho mẹ, nếu không phát hiện và xử trí kịp [...]
SUY THAI CẤP TÍNH TRONG CHUYỂN DẠ
Suy thai cấp tính là một tình trạng đe dọa sinh mạng thai, sức khỏe thai và tương lai phát triển tinh thần, vận động [...]