LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG

– Bệnh tự miễn hệ thống, đặc trưng bởi viêm mạch lan tỏa và tự kháng thể

– Đa dạng về lâm sàng

– Bệnh mạn tính với các đợt tiến triển và ổn định xen kẽ

– Mức độ từ nhẹ đến nặng, rất nặng

Biểu hiện lâm sàng điển hình là tam chứng: sốt, đau khớp, và dát đỏ trên da. Nếu biểu hiện trên phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ, cần lập tức sàng lọc để xác định chẩn đoán SLE

Dịch tễ

– Cho đến nay chưa rõ căn nguyên

– Một số yếu tố liên quan

+ Yếu tố gen

+ Ít nhất 35 gen được biết tới có liên quan đến SLE

+ Anh em sinh đôi cùng trứng (40%), Mẹ -> con gái (2.5%), con trai (0.4%)

– Yếu tố miễn dịch: nhiều rối loạn miễn dịch bao gồm cả miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thu được

– HLA-A1, HLA-B8, HLA-DR3: cao hơn ở SLE so với người bình thường

Căn nguyên

– Yếu tố môi trường:

+ Thuốc lá

+ Bụi silica

+ Estrogen

+ Ánh sáng mặt trời: nhạy cảm ánh sáng, UV kích thích keratinocytes, tăng giải ribonucleoprotein từ nhân tế bào

+ Giảm Vitamin D

+ Một số loại thuốc

+ Nhiễm trùng: EBV, Retrovirus

Sinh bệnh học

– SLE đặc trưng bởi tình trạng mất cân bằng của hệ miễn dịch với sự kích hoạt của
lympho T và lympho B, dẫn tới sự sản sinh của các tự kháng thể gây bệnh và tổn
thương các cơ quan

– Tự kháng thể chống lại các thành phần của nhân tế bào, DNA

DỊCH TỄ

– Tuổi: hay gặp nhất 20-30, bất kỳ tuổi nào. Hiếm gặp trước 8 tuổi

– Giới: nữ>nam. Trong độ tuổi sinh sản nữ/nam = 10/1.

– Tỷ lệ lưu hành: 1/2500

– Trẻ em và người trên 65 tuổi: nữ/nam = 2/1

Biểu hiện lâm sàng

– Toàn thân

– Tổn thương da

– Tổn thương cơ xương khớp

– Tổn thương thận

– Tổn thương hệ thần kinh trung ương

– Tổn thương tim mạch, hô hấp

– Tổn thương hệ tạo máu

– Tổn thương hệ tiêu hóa

Lâm sàng

– Từ mức độ khá nhẹ đến tiến triển nhanh gây tổn thương nhiều cơ
quan
– Những cơ quan hay tổn thương: da, cơ, màng phổi, tim, hệ thần kinh, thận

Triệu chứng toàn thân

– Mệt mỏi

– Sốt

– Sụt cân

– Chán ăn

– Sưng hạch

Biểu hiện da, niêm mạc

– Tỷ lệ: 70-80%

– Ban hình cánh bướm

– Tổn thương dạng đĩa

– Viêm mạch (nốt xuất huyết, dát xuất huyết )

– Hiện tượng Raynaud

– Tổn thương móng

– Rụng tóc

– Nhạy cảm ánh sáng

– Loét miệng/mũi

BAN CÁNH BƯỚM

– Dát đỏ phẳng hoặc hơi nổi cao.

– Vị trí điển hình: 2 gò má và sống mũi

– Rãnh mũi má không có tổn thương

– Gặp 30-60%

Nhạy cảm ánh sáng

Vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Tổn thương dạng đĩa

– Mảng da màu đỏ nổi cao so với bề mặt da với vảy trắng, dính trên bề mặt. Kèm theo nút sừng ở nang lông

– Có thể hình thành sẹo teo da ở giai đoạn muộn

Tổn thương niêm mạc miệng

– Tổn thương ở khẩu cái: sẩn, mụn nước, dát xuất huyết

– Dát đỏ ở lưỡi

Vết loét ở lưỡi

Thường ít đau

Tổn thương khớp

– Đau khớp, viêm khớp, đỏ
– Điển hình là viêm khớp không phá hủy khớp -> rất ít khi gây biến dạng khớp

Viêm các màng

– Viêm màng phổi. Mức độ nhẹ/vừa.

– Viêm màng tim

Tổn thương phổi trong bệnh SLE

– Tỷ lệ: 50-70%

– Có khi không có triệu chứng lâm sàng

– Viêm màng phổi

– Tràn dịch màng phổi

– Viêm nhu mô phổi

– Tăng ăp lực động mạch phổi

Tổn thương tim mạch

– Dyslipoproteinemias

– Viêm màng ngoài tim

– Viêm cơ tim

– Viêm nội tâm mạc

– Rối loạn nhịp tim,

– Viêm mao mạch

– Xơ hóa động mạch

Tổn thương thận

Là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong

– 50% SLE. Do lắng đọng phức hợp miễn dịch ở các nephron và màng đáy, và các mạch máu

– Đái máu, cặn hồng cầu, protein nước tiểu

Thần kinh, tâm thần

– 20-40%

– Khó chẩn đoán và khó điều trị

– Là nguyên nhân thứ 2 sau bệnh lý thận gây tử vong

– Có thể xảy ra ở mọi giai đoạn bệnh. Thậm chí là biểu hiện đầu tiên của bệnh

Biểu hiện thần kinh, tâm thần

– Hay gặp: trầm cảm, đau đầu, co giật, suy giảm nhận thức, mất trí nhớ, hôn mê

– Ít gặp hơn: viêm mạch hoặc nhồi máu não, viêm màng não vô khuẩn, bệnh thần kinh ngoại biên, liệt dây thần kinh sọ

– Hiếm gặp: liệt, múa giật,..

Hệ tạo máu

– Giảm bạch cầu, đặc biệt là lympho bào

– Thiếu máu

– Giảm tiểu cầu

– Suy tủy xương

Rối loạn đông máu

– Máu dễ đông

+ Hội chứng kháng phospholipid

+ Giảm protein C và S

– Máu khó đông

+ Kháng thể kháng tiểu cầu -> giảm sổ lượng hoặc chất lượng tiểu cầu

+ Kháng thể kháng cục máu đông

Nhiễm trùng

– Do rối loạn miễn dịch và do sử dụng thuốc ức chế miễn dịch

Tổn thương mắt

– Viêm kết mạc

– Chứng sợ ánh sáng

– Mất thị lực tạm thời/vĩnh viễn

– Nhìn mờ

Hệ tiêu hóa

– Ít bị tổn thương

– Có thể tăng men gan

– Viêm đại tràng

– Viêm tụy

– Giảm hấp thu protein

The revised criteria for the classification of systemic lupus erythematosus

1. Serositis

2. Oral Ulcers

3. Arthritis

4. Photosensitivity

5. Blood disorders:

-Hemolytic anemia

-Leukopenia (Lymphopenia)

-Thrombocytopenia

6. Renal disorders

7. ANA positive

8. Immunologic abnormalities:
– Anti-ds- DNA

– Anti- Sm

– Antiphospholipid

– False +ve VDRL

9. Neurologic abnormalities

10. Malar rash

11. Discoid rash – rimmed with scaling, follicular plugging

CLASSIFICATION CRITERIA

Must have 4 of 11 for Classification

– Sensitivity 96%

– Specificity 96%(In children 100%)

LUPUS HÌNH ĐĨA KINH DIỄN

– Tổn thương da có thể gần giống SLE nhưng hầu hết không có biểu hiện toàn thân
– Đặc trưng bởi mảng đỏ, hơi phù nề, bề mặt có vảy dính khó bong, nút sừng ở nang lông và teo da ở trung tâm. Bờ rõ, có thể hơi gồ gao so với da lành

– Mặt và da đầu hay gặp nhất

Lupus hình đĩa kinh diễn

– Đa số chỉ biểu hiện tổn thương ở da. Có khoảng 5 – 10% có tổn thương các cơ quan khác

– 35% có kháng thể kháng nhân ANA nhưng hiếm khi có anti-dsDNA

– Miễn dịch huỳnh quang: lắng đọng tự kháng thể và C3 tại vùng màng đáy

Chẩn đoán phân biệt

– Rheumatic: viêm khớp dạng thấp, SSc, Viêm bì cơ

– HIV, Viêm nội tâm mạc, nhiễm virus, bệnh máu ác tính, viêm mạch, viêm cầu thận..

Xét nghiệm

– Cơ bản

– CBC

– Creatinin máu

– Tổng phân tích nước tiểu

Khác

– Tự kháng thể

– Tốc độ máu lắng, CRP

– Định lượng bổ thể

– Chức năng gan

– Protein trong máu

Tiên lượng

– Khó dự đoán diễn biến bệnh

– Hầu hết tử vong vì suy thận và nhiễm trùng

– Khuyến cáo bỏ thuốc lá, phòng cúm hàng năm, phòng viêm phổi

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Viêm phổi là gì và làm thế nào để ngăn ngừa nó?

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, gây viêm ở phổi và có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Tiểu đường tuýp 2 là gì và làm thế nào để quản lý nó hiệu quả?

Tiểu đường tuýp 2 là tình trạng cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin, gây ra sự tăng đột ngột của đường trong máu.

Làm thế nào để nhận biết và điều trị bệnh tăng huyết áp?

Tăng huyết áp (huyết áp cao) là một tình trạng phổ biến nhưng thường không có triệu chứng rõ ràng, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng nếu không được kiểm soát.

Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì và làm thế nào để quản lý triệu chứng?

Bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh tự miễn dịch, dẫn đến viêm mãn tính ở các khớp. Đau, sưng và cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng.

Triệu chứng của bệnh hen suyễn là gì và làm thế nào để kiểm soát bệnh?

Bệnh Hen suyễn là một bệnh lý mãn tính ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây ra khó thở và các triệu chứng khác.

Cách nào để phát hiện sớm bệnh ung thư?

Phát hiện sớm bệnh ung thư có thể giúp tăng cơ hội điều trị hiệu quả và sống sót, cần Các xét nghiệm định kỳ để kìp thời phát hiện ung thư

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là gì và làm thế nào để quản lý nó?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa mãn tính, ảnh hưởng đến chức năng ruột mà không có tổn thương thực thể rõ ràng.

Làm thế nào để xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng xảy ra khi tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm khuẩn, virus hoặc hóa chất độc hại.

Có cần tiêm phòng cúm hàng năm không?

Tiêm phòng cúm hàng năm là một trong những biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe.

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng acid dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tim mạch?

Bệnh tim mạch có thể được phòng ngừa thông qua các biện pháp sau: Chế độ ăn uống lành mạnh, Tập thể dục thường xuyên

Bệnh tiểu đường là gì và có những loại nào?

Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường) là một bệnh lý chuyển hóa mạn tính, đặc trưng bởi mức đường huyết cao. Bệnh xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử [...]

Nhiễm Độc Thai Nghén

Các triệu chứng này thường giảm hoặc biến mất sau khi sinh và được gọi là tình trạng nhiễm độc do thai nghén

Thai chết lưu trong tử cung

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây ra tình trạng này khó xác định. Thai chết lưu gây ra hai nguy cơ lớn cho người mẹ

Vỡ Tử Cung

Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa, rất nguy hiểm cho thai và cho mẹ, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ gây tử vong cho mẹ và cho thai [...]

SUY THAI CẤP TÍNH TRONG CHUYỂN DẠ

Suy thai cấp tính là một tình trạng đe dọa sinh mạng thai, sức khỏe thai và tương lai phát triển tinh thần, vận động của đứa trẻ sau này.